Các địa điểm đi lễ Côn Đảo cho bạn tham khảo
Những địa điểm này trước khi đi bạn cần sắp xếp đi theo cung đường luôn cho tiện, chỉ 1 buổi sáng là có thể đi hết nhé:
Miếu Cậu (Miếu Hoàng Tử Cải): Xin gì cũng được, đặc biệt xin đường con cái, học hành, sức khoẻ… Cậu Cải là con trai duy nhất của Bà Phi Yến với Chúa Nguyễn Ánh, mất từ lúc 5 tuổi do bị ném xuống biển. Miếu Cậu Cải ở gần sân bay nên đi từ sân bay bạn ghé qua đầu tiên luôn nhé.
Nghĩa trang Hàng Keo: Trên đường đi từ Miếu Cậu Cải bạn có thể ghé ra Nghĩa Trang Hàng Keo và thắp hương tại bia tưởng niệm 10 ngàn người chết tại đây.
Miếu Bà Phi Yến (Miếu An Sơn): Đây là nơi thờ Bà Phi Yến, Thứ Phi của Nguyễn Ánh. Bạn có thể cầu tình duyên ở đây.
Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự): Bạn có thể đến đây để cầu bình an, tài lộc. Có 2 cách để đi lên chùa là đi bộ (leo khoảng hơn 200 bậc thang) hoặc đi xe ôm 2 chiều. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên leo bộ, bởi thật ra có một đoạn rất gần. Tự leo bộ lên sẽ có cảm giác thành tâm hơn. Khi lễ xong ở nhà chính thì bạn qua Nhà Thờ Tổ ở đằng sau để thắp hương và xin lộc.
Miếu Ngũ Hành (Miếu 5 cô): Bạn có thể đến đây để cầu lộc buôn bán. Ngôi Miếu này được lập ra để thờ 5 vị nữ thần, cai quản 5 nghề liên quan đế các hành như (Kim: kim khí, Mộc: cây gỗ, Thủy: nước nôi, Hỏa: củi lửa, Thổ: đất đai).
Cầu tàu 914 (Trên đường Tôn Đức Thắng): Đây là một địa điểm lịch sử nổi bật mang ẩn tích về con số 914, là con số đại diện cho 914 sinh mạng đã chết trong quá trình xây dựng cầu tàu. Ngoài ra bạn còn có thể sang Hòn Cau để lễ Miếu Cô Vân.
Viếng mộ Cô Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương:
Mình đi lúc 19h và kết thúc vào lúc 21h15. Trước đây BQL cho lễ 12h đêm, nhưng hiện nay chỉ lễ đến 22h là đóng cửa nha.
Theo mình được biết, Cô Sáu thiêng nhất về: Tại đây bạn nên thắp hương và dâng lễ tại Đài Tưởng Niệm Anh Hùng Liệt Sĩ, Viếng mộ Cô Sáu và Viếng mộ đồng chí Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, Vũ Văn Hiếu cùng các vị liệt sĩ khác dù bia có tên hoặc không tên.
Chia sẻ kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cho người mới
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn và nổi tiếng tại Côn Đảo. Nơi đây hiện hiện có hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ. Đó là những chiến sĩ cách mạng và những người Việt yêu nước đã hi sinh dưới đòn roi tra tấn dã man của của chính quyền thực dân Pháp trong hơn 100 năm tại nhà tù Côn Đảo. Trong đó có những cái tên nổi bật như: Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Võ Thị Sáu,… Khi có dịp đến Côn Đảo bạn có thể ghé vào thắp nén nhang, dành vài phút tĩnh lặng đến tưởng nhớ đến công ơn to lớn của họ.
Hiện nay, Mộ Cô Sáu là nơi linh thiêng nhất thu hút đông đảo du khách đi lễ Côn Đảo. Mộ cô nằm tại khu C của nghĩa trang Hàng Dương. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai khi đặt chân đến vùng đất Côn Đảo, đặc biệt là những dịp Lễ, Tết và ngày giỗ Cô vào ngày 23 tháng 1. Người ta quan niệm rằng cô Sáu là biểu tượng của người anh hùng gắn liền với những huyền thoại linh thiêng. Cô Sáu rất linh thiêng và luôn che chở cho mảnh đất này. Những người con của đảo và du khách đến đây thành tâm dâng lễ, cúng bái sẽ luôn được cô phù hộ.
Khi đi lễ tại nghĩa trang Hàng Dương, trước hết bạn đi vào lễ đài tượng niệm (cột cao nhất ở nghĩa trang Hàng Dương). Tại đây, bạn làm lễ chính cho các chiến sĩ cách mạng. Sau đó, bạn bắt đầu đi vào viếng mộ cho các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu như mộ tổng bí thư Lê Hồng Phong, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh nằm tại khu A của nghĩa trang Hàng Dương. Sau đó bạn đi lễ lần lượt từ khu A, đến khu B, khu C, rồi cuối cùng là khu D.
Khi đi lễ vào buổi sáng, bạn chỉ cần làm lễ trình cô tại mộ cô Sáu. Lễ chính sẽ diễn ra vào buổi tối. Ban ngày bạn có thể đi lễ ở các nơi khác. Khi màn đêm buông xuống, bạn tiếp tục hành trình viếng mộ cô Võ Thị Sáu. Trước khi đến mộ cô Sáu, bạn cần ra lễ tại đài tưởng niệm một lần nữa rồi mới bắt đầu vào lễ cô Sáu. Nếu có nhiều đồ lễ, bạn cần đến sớm để bày biện. Buổi tối tại phần mộ cô Sáu rất đông, bạn cần kiên nhẫn chờ đến lượt mình vào làm lễ, tránh chen lấn, xô đẩy.
Luu ý khi đi lễ cô Sáu Côn Đảo
- Bạn nên mua nhiều hương để thắp được nhiều mộ, có thể đi ra xa để thắp hương những ngôi mộ cách xa mộ cô Sáu.
- Nên ăn mặc kín đáo, nên nghiêm túc, hạn chế nói tục, đùa giỡn. Nếu yếu bóng vía bạn nên đem theo vài nhánh tỏi cho vào túi nha.
- mỗi người có 10-15p để khấn mô cô, vì rất đông nên bạn cần cố gắng tập trung và khẩn trương để đến lượt người khác còn vào khấn.
- Tay cầm nhang đi đến đâu thì nhớ sá tứ phương và thắp hương cho mộ các chiến sĩ khác, càng xa càng tốt.
- Khi ra khỏi khu mộ Cô Sáu, bạn có thể đi thẳng vào khu trong để thắp hương cho Cụ NGUYỄN AN NINH, Cố TBT LÊ HỒNG PHONG, Cụ VŨ VĂN HIẾU cùng anh linh các vị khác (khu này có vẻ rất vắng nhang khói nên nếu có thể thì bạn hãy cố gắng ghé qua thắp nhang cho các chiến sỹ nha)
- Lưu ý khấn Cô Sáu KHÔNG XIN TÌNH DUYÊN nhé!
Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị đồ lễ Cô Sáu Côn Đảo
Dưới đây là danh sách 7 đồ lễ cúng Cô Sáu tuyệt đối phải có:
- 1 nón lá
- 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp,
- 1 bộ lược gương
- 1 sấp các thỏi vàng
- 1 chai nước suối
- 1 bó nhang
- 1 bó hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên bạn tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này.
Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm đồ cúng mặn và đồ lễ thật để cúng cô Sáu. Đối với đồ cúng mặn thì bạn có thể chuẩn bị mâm xôi gà và heo quay. Còn với đồ lễ thật bạn có thể chuẩn bị áo dài trắng hoặc áo bà ba, trang sức, khăn rằn, nước hoa, mỹ phẩm, son phấn để dâng lên cô. Khi sắp xếp đồ lễ, bạn để ngửa nón lá lên, sau đó bày biện tất cả đồ cúng vào trong lòng nón lá, rồi đặt lên mộ cô Sáu hoặc làm theo hướng dẫn của BQL Nghĩa trang.
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Thiên Phúc mong có cơ hội được phục vụ quý khách tại Côn Đảo – Vùng đất linh thiêng.
Giờ mở cửa: Từ 7h sáng đến 24h đêm
Liên hệ : 0932.080.199 - A Tuấn
Trang Web: www.dolethienphuc.com